Mặc dù dự báo thị trường lao động từ nay đến cuối năm có nhiều khởi sắc khi doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất,étlạinguồnlựclaođộxổ miền nam kinh doanh nhằm phục vụ tiêu dùng của người dân dịp tết, nhưng có một số thách thức liên quan cung - cầu lao động mà cơ quan chức năng cần lưu tâm nhiều hơn để có chính sách thích ứng.
Thứ nhất là dư lao động. Hiện nay, cán cân cung - cầu lao động đang lệch pha theo chiều hướng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm việc của người lao động chưa gặp nhau, cụ thể là về mức lương, ngành nghề.
Chẳng hạn, tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực cần tuyển lao động ở nhiều trình độ chuyên môn khác nhau như cần trình độ đại học trở lên là 22,85%, cao đẳng chiếm 24,61%, trung cấp chiếm 27,17%, nhưng ở chiều ngược lại có tới 76,94% người có trình độ đại học trở lên cần tìm việc, cao đẳng chiếm 20,48%, trung cấp chỉ chiếm 1,89%.
Điều này sẽ gây ra áp lực mức lương và khả năng tìm việc của lực lượng lao động thanh niên, thế nên đòi hỏi TP.HCM tập trung xây dựng chính sách đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp để có được lực lượng lao động chất lượng cao.
Thứ hai, thất nghiệp cơ cấu đang gia tăng. Trong lĩnh vực lao động - việc làm, trường hợp này xảy ra khi kỹ năng của người lao động không phù hợp nhu cầu của thị trường.Lúc này, đòi hỏi phát huy những chính sách đào tạo nghề, đào tạo lại cho người lao động và giới thiệu họ chuyển sang ngành khác.
Thứ ba, vai trò của giới thiệu việc làm chưa phát huy được lợi thế của nó. TP.HCM có nhiều đơn vị thực hiện chức năng này, nhưng thực tế thời gian qua, nhiều người lao động vẫn chưa tiệm cận được thông tin mà cơ quan nhà nước kết nối, nhiều trường hợp rơi vào bẫy việc làm, lừa đảo lao động… Vì vậy, đòi hỏi TP.HCM cần xem xét lại nguồn lực để thực hiện chức năng này tốt hơn trong thời gian tới.